THÁP CHÀM - KIẾN TRÚC ĐẶC BIỆT CỦA NGƯỜI CHĂM
Tháp Chàm là loại hình kiến trúc đặc biệt của người Chăm Pa. Hiện nay, Tháp Chàm vẫn còn tồn tại ở khá nhiều các tỉnh miền Trung trải dài từ Quảng Nam vào tới Bình Thuận. Đây là di sản mà người Chăm Pa để lại với kiến trúc độc đáo, Tháp Chàm được xây dựng bằng gạch nung. Các tháp thường chỉ có một đường vào duy nhất và hướng về phía Đông.
Tháp Chăm được xây dựng nên để phục vụ tín ngưỡng của đồng bào người Chăm. Và với tên gọi “Kalan” thì Tháp Chăm cũng có thể hiểu là “Lăng” – nơi tưởng nhớ các vị vua Chăm Pa. UNESCO đã công nhận cụm Tháp Chàm ở thánh địa Mỹ Sơn – Quảng Nam là di sản văn hóa Thế giới vào năm 1999.
Tháp Chăm được tái hiện theo tỷ lệ 1:1 giống với phiên bản thực tế tại Happyland. Đến đây, du khách sẽ khám phá được nét điêu khắc độc đáo trên Tháp Chàm, cũng như có nhiều kiến thức hơn về các nghi thức tôn giáo của đồng bào Chăm.
Tháp chăm tại Happyland